Khi nào công chức được hưởng chế độ thôi việc?

05/11/2020 - 01:44
23 views

Cán bộ công chức được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi nào, thời gian để tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức là khi nào? cách tinh trợ cấp thôi việc đối với viên chức là như thế nào, đồng thời, tiền lương của công chức, viên chức bị giảm khi nào theo quy định mới?

Cán bộ công chức được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi nào, thời gian để tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức là khi nào? cách tinh trợ cấp thôi việc đối với viên chức là như thế nào, đồng thời, tiền lương của công chức, viên chức bị giảm khi nào theo quy định mới?

1. Cơ sở pháp lý

– Luật cán bộ công chức sửa đổi 2019

2. Luật sư tư vấn

2.1 Khi nào công chức được hưởng chế độ thôi việc?

Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 gồm:
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
1/ Do sắp xếp tổ chức;
2/ Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Trong đó, khi xin thôi việc theo nguyện vọng, công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị và có thể được xem xét cho nghỉ trong thời hạn 30 ngày.
Trong đó, các lý do không giải quyết thôi việc trong trường hợp này gồm:
– Công chức đang trong thời gian thực hiện luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
– Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
3/ Công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc xếp loại công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
– Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
– Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
– Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
– Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
– Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý;
– Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Đáng chú ý: Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì không giải quyết thôi việc. Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng không giải quyết thôi việc trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Như vậy, từ căn cứ nêu trên, công chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc nếu đáp ứng các điều kiện của một trong ba trường hợp nêu trên.
trợ cấp thôi việc khi công chức nghỉ việc

2.2 khoảng thời gian được tính trợ cấp thôi việc là như thế nào?

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định như sau:
Điều 6. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
– Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
– Thời gian làm việc trong quân đội và công an nhân dân;
– Thời gian làm việc trong công ty Nhà nước;
– Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
– Thời gian nghỉ được hưởng lương;
– Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe;
– Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đã được kết luận là oan, sai;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác;
– Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Trong đó, nếu thời gian này đứt quãng thì được cộng dồn. Riêng trường hợp thời gian này là tháng lẻ thì được tính như sau:
– Dưới 03 tháng: Không tính;
– Từ đủ 03 – 06 tháng: Tính bằng ½ năm làm việc;
– Từ trên 06 – 12 tháng: Tính bằng 01 năm làm việc.

2.3 Khi nghỉ việc, công chức được hưởng trợ cấp thôi việc thế nào?

Khi công chức thôi việc, nếu thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc thì cách tính trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định như sau:
Điều 5. Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
– Mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng gồm: Mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
Đặc biệt: Nếu công chức tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc. Đồng thời, người này còn phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng (nếu có).

2.4 Tiền lương của công chức bị giảm khi nào theo quy định mới?

Đối với công chức
Nghị định 112 này không còn quy định cụ thể các hành vi vi phạm đến mức công chức bị buộc thôi việc được khái quát thành các hành vi sau đây:
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cách chức hoặc công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương mà tái phạm (quy định mới);
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp công chức bị khiển trách (quy định mới);
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công… vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… (quy định mới);
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (trước đây là sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị);
– Nghiện ma túy có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (trước đây quy định là nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền)…
Đối với viên chức
Hình thức buộc thôi việc áp dụng với viên chức có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị kỷ luật bằng hình thức cách chức (với viên chức quản lý) hoặc cảnh cáo (viên chức không giữ chức vụ quản lý) mà tái phạm (bổ sung mới);
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (trước đây tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP đang quy định sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập);
– Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (trước đây đang quy định nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu thuộc một trong các trường hợp: Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; kỷ luật lao động; lợi dung chức vụ vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, khiếu nại, tố cáo… (quy định mới);
– Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng (quy định mới)…