Quy định về tố cáo hành vi tham nhũng và hướng dẫn viết đơn tố cáo tham nhũng ?

05/11/2020 - 01:36
65 views

Tại Điều 9 Luật tố cáo 2018 quy định cụ thể, người tố cáo có các quyền thực hiện quyền tố cáo, được đảm bảo bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân. Nhưng phải đảm bảo về nội dung tố cáo phải trình bày trung thực, cụ thể kèm theo đó là các thông tin tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo. Chịu trách nhiệm với pháp luật về nội dung tố cáo nếu như nội dung tố cáo sai thì phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật do mình gây ra.

Như vậy theo quy định này nếu bạn muốn tố cáo một hành vi vi phạm pháp luật nào bạn phải làm đơn trình bày trung thực nội dung tố cáo và phải có cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo chứ không thể tố cáo theo cảm nghĩ hay góc độ cá nhân một cách suy diễn.

Nội dung cơ bản của mẫu đơn tố cáo như sau, mời các bạn cùng tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

……., ngày ……. tháng …….năm ……

 

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: …………………. (1)

Tên tôi là:………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: …………………………………………(2)

Nay tôi đề nghị: ………………………………………………………………………………………….. (3)

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

NGƯỜI TỐ CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.Ghi chú:

(2) Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.

(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Có thể làm đơn nặc danh tố cáo tham nhũng không ?

Theo đơn tố cáo của công dân, Công an huyện H đã tổ chức theo dõi và bắt quả tang Trần Văn X, cán bộ địa chính – xây dựng của thị trấn X đã nhận của bà L, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân XL đóng trên địa bàn xã số tiền 10 triệu đồng để không gây khó khăn cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà.

Khi tiến hành điều tra hành vi nhận hối lộ của X, cơ quan Điều tra thu thập được thông tin là một số cá nhân và cơ quan đóng trên địa bàn bị X nhũng nhiễu, vòi tiền đã từng gửi đơn thư tố cáo hành vi của X tới ông T, Chủ tịch UBND xã nhưng không thấy có phản ứng gì. Trong buổi làm việc với ông T, Điều tra viên đã mang theo một số đơn thư tố cáo nặc danh để xác minh việc ông T có nhận được những đơn thư đó hay không thì ông T trả lời rằng: Ông có nhận được một vài thư tố cáo tương tự như những đơn thư nặc danh mà Điều tra viên mang theo, nhưng vì tất cả đều là thư nặc danh nên theo nguyên tắc, ông không xem xét đến vì không có cơ sở.

Thời gian gần đây, ông cũng thấy X có những biểu hiện bất minh trong quan hệ giải quyết công việc đất đai cho người dân trong xã, nhưng trên thực tế chưa có ai trực tiếp tố cáo nên UBND không có căn cứ để xem xét. Đồng thời, ông T cũng đề nghị Điều tra viên phải có chứng cứ xác đáng, chứ không thể tin vào đơn thư nặc danh. Theo ông, những đơn thư này vô giá trị.

Cách mà ông T, Chủ tịch UBND xã xử lý với đơn thư nặc danh tố cáo hành vi tham nhũng như vậy có đúng không?

::__IHACKLOG_REMOTE_IMAGE_AUTODOWN_BLOCK__::1

Trả lời :

Về quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong tố cáo hành vi tham nhũng

Khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, để hạn chế hành vi lợi dụng quyền tố cáo tham nhũng vào mục đích vu cáo, vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây rối trật tự xã hội, Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định “Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng”, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng. Theo tinh thần đó, để thực hiện quyền tố cáo hành vi tham nhũng, tại Khoản 2 Điều 9 luật tố cáo năm 2018 cũng quy định rõ trách nhiệm của người tố cáo tham nhũng như sau: “Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Giá trị của đơn thư nặc danh tố cáo hành vi tham nhũng

Do tính chất đặc thù của hoạt động phòng, chống tham nhũng và yêu cầu cao độ về đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay nênnghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chỉ những trường hợp sau đây thì tố cáo về hành vi tham nhũng mới không được xem xét:

– Những tố cáo mà người tố cáo mạo tên;

– Những tố cáo mà nội dung tố cáo không rõ ràng, thiếu căn cứ;

– Những tố cáo đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Như vậy, đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng nặc danh không thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Theo quy định của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP thì đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo (tố cáo nặc danh) nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, với quy định này, có thể hiểu những đơn thư tố cáo tham nhũng nặc danh, nhưng có nội dung tố cáo rõ ràng, đối tượng bị tố cáo cụ thể, có cơ sở để xác định hành vi tham nhũng thì có giá trị là tin báo, là thông tin phục vụ cho hoạt động đấu tranh làm rõ hành vi tham nhũng đó.

Do đó, việc ông T, Chủ tịch UBND xã cho rằng cán bộ điều tra không được căn cứ vào các thông tin trong đơn thư tố cáo nặc danh để điều tra vụ việc là không phù hợp với các quy định nói trên.
Trong vụ việc này, ông T – với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và là người quản lý việc thực hiện công vụ của X – đã từng nghi ngờ về những biểu hiện bất minh trong công việc của đối tượng X, đồng thời cũng đã nhận được những đơn thư tố cáo trực tiếp về hành vi tham nhũng của X. Tuy đây là những đơn thư nặc danh, nhưng có nội dung rõ ràng, cụ thể về hành vi tham nhũng của X. Với cương vị quản lý của mình, ông T có khả năng, điều kiện để xác minh tính xác thực của những nội dung tố cáo. Do đó, việc để xảy ra hành vi tham nhũng phạm tội quả tang của X có trách nhiệm liên đới của ông T.