1. Phụ cấp chế độ độc hại của giáo viên quy định như thế nào?

Nhưng khi được tuyển dụng thì phòng giáo dục phân công tôi làm giáo viên phụ trách thiết bị. khi về trường tôi được hiệu trưởng căn cứ theo quyết định và phân công phụ trách phòng thiết bị. Mã ngạch của tôi là: 15a.202 (vì tôi học cao đẳng). Nay nhờ luật sư hỗ trợ xem các khoản phụ cấp mà tôi nhận được là gồm những khoản phụ cấp nào được không? hiện tại tôi có hưởng phụ cấp 30% đứng lớp như giáo viên, nhưng tôi có nghe nói là bên bộ phận thiết bị có phụ cấp độc hại nữa. Tôi mong luật sư có thể cho tôi lời giải đáp được không? Xin chân thành cảm ơn!

Kính chúc Luật sư nhiều sức khỏe và nhiều may mắn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật lao độngcủa Công ty Luật Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn nư sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giải dạy trong các cơ sở giáo dục.

– Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giải dạy trong các cơ sở giáo dục; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 2412/SNV-CBCC ngày 30/12/2011 của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức. Trường hợp nhân viên phụ trách thiết bị các trường học nếu có đủ các điều kiện sau:

– Văn bằng tốt nghiệp từ trung cấp Thiết bị trở lên.

– Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Chứng chỉ quản lý ngành;

– Được tuyển dụng, bố trí làm việc tại các trường học.

– Quyết định chuyển, xếp ngạch giáo viên các cấp học theo những mã ngạch: 15.114, 15a204, 15a2003, 15a202… thì được hưởng phụ cấp ưu đại như các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

Vậy, trường hợp của bạn, nếu bạn có đủ các điều kiện như trên thì sẽ được hưởng phụ cấp như các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Hồ sơ gửi về Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nơi trường mà bạn đang làm việc để được xem xét, giải quyết theo quy định hiện hành.

Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ công chức, viên chức ngành Văn hóa – Thông tin (sau đây gọi là Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT) trong đó quy định người làm công tác kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách, báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở mức 2: Hệ số 0,2 so với lương tối thiểu. Theo đó, bạn là cán bộ thư viện – thiết bị nên sẽ được hưởng phụ cấp mức 2 theo Thông tư 26/2006/TT-BVHTT.

2. Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo như thế nào?

Mức phụ cấp chế độ ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập?

Điều kiện hưởng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập dược quy định tại Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC như sau:

“1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Điều kiện áp dụng

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.”

Như vậy, phụ cấp ưu đãi áp dụng với nhà giáo thuộc cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, nhà giáo thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm; cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền đã được chuyển xếp lương theo quy định của Nghị định 204/2004/NĐ-CP trừ trường hợp nhà giáo làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm hoặc cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền không trong thời gian công tác, làm việc tại nước ngoài hưởng 40% tiền lương, thời gian công tác, học tập ở nước ngoài không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng, thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tuc từ 01 tháng trở lên, thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định, thời gian bị đình chỉ dạy.

Việc xác định mức phụ cấp chế độ ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập quy định tại Điều 2 Quyết định 244/2005/QĐ-TTg và được hướng dẫn Điểm 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC như sau:

“1. Mức phụ cấp

a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);

b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;

e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.”

Cách tính đối với phục cấp ưu đãi của giao viên như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

3. Phụ cấp độc hại với người lao động?

Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 103. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Như vậy, với người lao động làm việc trong môi trường độc hại thì chế độ về phụ cấp độc hại với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì pháp luật có quy định về mức lương với họ tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

  1. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
  2. c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Mức phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức

Điều kiện hưởng phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV như sau:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

  1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự,thử việcthuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Có 4 mức trợ cấp đối với những cán bộ, công chứ, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường tương ứng với 4 hệ số được quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV như sau:

  1. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
  2. a) Mức 1, hệ số 0,1áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

  1. b) Mức 2, hệ số 0,2áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
  2. c) Mức 3, hệ số 0,3áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
  3. d) Mức 4, hệ số 0,4áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

Cách tính phụ cấp cũng được quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV như sau:

  1. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
  2. a) Cách tính trả phụ cấp:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

  1. b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Cách tính phụ cấp độc hại: Phụ cấp độc hại = Mức lương cơ sở x Hệ số, trong đó, hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; mức lương cơ sở tại thời điểm hiện nay (tháng 7/2020) là 1.600.000 đồng

5. Người lao động nghỉ việc có được thanh toán phụ cấp độc hại không?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật có được thanh toán đủ tiền lương và phụ cấp không?

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật của người lao động là việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đọng trái với quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

  1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báotrước cho người sử dụng lao động như sau:
  2. a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  3. b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  4. c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  5. d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  6. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trướctrong trường hợp sau đây:
  7. a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
  8. b) Không đượctrả đủ lương hoặctrả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
  9. c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  10. d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

  1. e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  2. g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật của người lao động làm phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định của BLLĐ 2019. Tuy nhiên, không vì thế mà người lao động không được trả đủ tiền lương và tiền phụ cấp. Căn cứ quy định tại Điều 48 BLLĐ 2019:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
  2. a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  3. b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  4. c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  5. d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
  6. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
  7. Người sử dụng lao động cótrách nhiệm sau đây:
  8. a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp vàtrả lại cùng với bản chính giấy tkhác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  9. b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao độngtrả.

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao đọngo trái luật với công ty thì người lao động sẽ có nghĩa vụ bồi thường nhưng người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền phụ cấp,… cho người lao động.