Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không ?

23/10/2020 - 02:27
762 views

Chấm dứt hợp đồng thừ việc như thế nào thì được xem là hợp pháp ? Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc ? Mức lương thử việc và mộ

 

1. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không ?

Chào luật sư, Mong luật sư giải đáp giùm em đang làm cho 1 công ty bảo vệ, vị trí hành chánh văn phòng với thời gian thử việc là 3 tháng và mức lương 5 triệu ( thoả thuận bằng miệng không có ký hợp đồng thử việc) trong thời gian thử việc thấy công việc không phù hợp nên em xin nghỉ.
Ngày 28-12 em nộp đơn nghỉ việc( em vào làm tháng 10 tức là hết tháng 12 là 3 tháng thử việc) nhưng công ty nói rằng: tính từ thời gian nộp đơn thì 30 ngày sau em mới được nghỉ. Nếu giờ em nghỉ thì là tự ý bỏ việc công ty sẽ không trả lương cho em. Ngày 31-12 em vẫn đang làm. Em muốn hỏi: trường hợp của em nếu giờ em nghỉ thì công ty không trả lương cho em là đúng hay là sai. Nếu công ty sai thì muốn công ty thanh toán lương cho em, em phải làm như thế nào ?
Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Căn cứ theo quy định trên, nếu phía công ty yêu cầu bạn thử việc trong vòng 03 tháng là trái với pháp luật. Nếu coi như hợp đồng lao động mà bạn đã giao kết với công ty là 1 hợp đồng lao động cho 1 công việc tạm thời với thời hạn 03 tháng thì hợp đồng này có thể giao kết bằng lời nói nhu quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 về hình thức hợp đồng lao động như sau:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Pháp luật lao động không quy định về hợp đồng việc người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, nếu là hợp đồng với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì khi nghỉ, bạn phải báo trước 03 ngày làm việc theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như sau:

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

Như vậy, nếu ngày 28/12 bạn nộp đơn và 31/12 bạn nghỉ thì công ty vẫn sẽ phải chi trả lương cho bạn. Nếu phía công ty không chi trả lương cho bạn thì bạn cần khiếu nại với lãnh đạo công ty. Nếu công ty không xen xét giải quyết thí bạn có thể gửi đơn lên Phòng lao động- thương binh- xã hội để được đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Vấn đề giao kết hợp đồng và lương thử việc ?

Xin chào luật sư! Tôi tên là Thu. Tôi có vấn đề này nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi tốt nghiệp cử nhân địa chất nhưng về làm phòng tổ chức hành chính 1 công ty khoáng sản, tôi ký hợp đồng thử việc 2 tháng và trả 85% lương theo quy chế công ty, công việc do trưởng phòng phân công. Giám đốc nói chuyện thì lại giao cho tôi nghiên cứu mảng luật, đến lúc trả lương lại trả theo mức lương văn thư và chỉ bằng 65% mức lương đó.
Vậy cho tôi hỏi thế có đúng luật không? Thời gian thử việc như thế có đúng không? Trả mức lương đó có đúng không? Cảm ơn!

Trả lời:

Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Và Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về vấn đề người đại diện như sau:

“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệpvới tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật…”

Như vậy, trong trường hợp này có thể thấy rằng giám đốc mới là người thực hiện việc giao kết hợp đồng với bạn và phân công bạn làm công việc gì. Nếu trưởng phòng ký hợp đồng với bạn thì trưởng phòng phải có giấy ủy quyền.

Điều 27 Bộ luật Lao động quy định về thời gian thử việc như sau:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Do đó, có thể thấy rằng tùy từng tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà công ty sẽ áp thời gian thử việc cho bạn, bạn có thể căn cứ vào quy định pháp luật trên để xem xét công ty có làm đúng theo quy định pháp luật không.

Đối với vấn đề tiền lương thử việc của bạn thì tại Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”

Như vậy, bạn và công ty sẽ thỏa thuận cụ thể về mức lương nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc

3. Thời hạn kí hợp đồng thử việc là bao nhiêu lâu ?

Thưa luật sư! Tại thời điểm năm 2015, công ty tôi có ký hợp đồng thử việc với người lao động là 3 tháng từ ngày 01/09/2015 đến ngày 30/11/2015, Sau khi hết thời hạn có kí tiếp 1 hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng và công ty tôi chưa hề đóng BHXH cho người lao động đó, cũng không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Xin hỏi luật sư, như vậy công ty tôi có vi phạm điều luật nào không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Doanh nghiệp của bạn không được ký hợp đồng thử việc 3 tháng do: Theo điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 thì thời gian thử việc tối đa là 2 tháng

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.”

Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng mùa vụ cho những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên là vi phạm điều 22 Bộ luật Lao động:

“Điều 22. Loại hợp đồng lao động

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”

Như vậy, nếu công việc của người đó có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì công ty bạn không được ký hợp đồng 3 tháng.

Công ty của bạn có thể bị xử lý theo điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

Về việc công ty bạn không đóng bảo hiểm cho nhân viên đó, theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 58/2014/QH13 tại Điều 2 thì:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, công ty bạn ký hợp đồng 3 tháng với nhân viên thì phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho người đó.

4. Thời gian thử việc có phải tham gia bảo hiểm xã hội không ?

Kính gửi công ty Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Câu hỏi của tôi: Trong thời gian thử việc thì công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Mong nhận được sự phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 1, điều 2,Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Theo căn cứ trên thì ta thấy hợp đồng thử việc không nằm trong danh sách đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Khoản 1, điều 23 và điều 26 Bộ luật lao động năm 2019cũng quy định về nội dung của hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc như sau:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Điều 26. Thử việc

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này

Theo quy định trên thì ta có thể thấy rằng, nội dung của hợp đồng thử việc không có quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như nội dung trong hợp đồng lao động.

Như vậy thì người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thời gian thử việc:

Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Theo căn cứ trên thì thời gian thử việc được quy định như sau:

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

– Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

– Chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc.

Tiền lương trong thời gian thử việc:

Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó thì tiền lương trong thời gian thử việc sẽ do 2 bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

5. Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc được hay không ?

Chào Luật Minh Khuê. Tôi là người lao động, hiện nay đang muốn vào thử việc tại 1 công ty TNHH X. Họ nói với tôi là sẽ thử việc 60 ngày. Mức lương chính thức của công việc đó là 22 triệu, nhưng thử việc họ chỉ chả 20 triệu như vậy có đúng không? Và họ thử việc tôi lâu như vậy trong khi tôi đã có bằng cấp có đúng không ?Và nếu trong quãng thời gian này tôi nghỉ việc có phải bồi thường gì cho họ không ? Cảm ơn!

Luật sư trả lời:

– Về thời gian thử việc, được quy định tại Bộ luật lao động 2019, cụ thể:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Bạn thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc 60 ngày là đúng với quy định pháp luật hiện hành.

Trường hợp 2: Đối với các công việc khác ( không thuộc trường hợp 1) thì thử việc 60 ngày là trái quy điịnh pháp luật.

– Về tiền lương trong thời gian thử việc, được quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, tiền lương trong thời gian thử việc của công ty TNHH X trả cho bạn là 90,9% mức lương của công việc. Do đó, không trái quy định của pháp luật.

Nếu trong quá trình thử việc bạn không muốn tiếp tục thực hiện công việc vì không đạt được sự thỏa thuận ban đầu, bạn có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Vấn đề này được quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019 như sau:

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.