Hỏi đáp luật sư

05/11/2020
38 views

Cán bộ công chức được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi nào, thời gian để tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức là khi nào? cách tinh trợ cấp thôi việc đối với viên chức là như thế nào, đồng thời, tiền lương của công chức, viên chức bị giảm khi nào theo quy định mới?

Cán bộ công chức được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi nào, thời gian để tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức là khi nào? cách tinh trợ cấp thôi việc đối với viên chức là như thế nào, đồng thời, tiền lương của công chức, viên chức bị giảm khi nào theo quy định mới?

1. Cơ sở pháp lý

- Luật cán bộ công chức sửa đổi 2019

2. Luật sư tư vấn

2.1 Khi nào công chức được hưởng chế độ thôi việc?

Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 gồm:
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
1/ Do sắp xếp tổ chức;
2/ Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Trong đó, khi xin thôi việc theo nguyện vọng, công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị và có thể được xem xét cho nghỉ trong thời hạn 30 ngày.
Trong đó, các lý do không giải quyết thôi việc trong trường hợp này gồm:
- Công chức đang trong thời gian thực hiện luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
3/ Công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc xếp loại công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý;
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Đáng chú ý: Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì không giải quyết thôi việc. Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng không giải quyết thôi việc trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Như vậy, từ căn cứ nêu trên, công chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc nếu đáp ứng các điều kiện của một trong ba trường hợp nêu trên.
trợ cấp thôi việc khi công chức nghỉ việc

2.2 khoảng thời gian được tính trợ cấp thôi việc là như thế nào?

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định như sau:
Điều 6. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Thời gian làm việc trong quân đội và công an nhân dân;
- Thời gian làm việc trong công ty Nhà nước;
- Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
- Thời gian nghỉ được hưởng lương;
- Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe;
- Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đã được kết luận là oan, sai;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác;
- Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Trong đó, nếu thời gian này đứt quãng thì được cộng dồn. Riêng trường hợp thời gian này là tháng lẻ thì được tính như sau:
- Dưới 03 tháng: Không tính;
- Từ đủ 03 - 06 tháng: Tính bằng ½ năm làm việc;
- Từ trên 06 - 12 tháng: Tính bằng 01 năm làm việc.

2.3 Khi nghỉ việc, công chức được hưởng trợ cấp thôi việc thế nào?

Khi công chức thôi việc, nếu thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc thì cách tính trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định như sau:
Điều 5. Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
- Mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng gồm: Mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
Đặc biệt: Nếu công chức tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc. Đồng thời, người này còn phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng (nếu có).

2.4 Tiền lương của công chức bị giảm khi nào theo quy định mới?

Đối với công chức
Nghị định 112 này không còn quy định cụ thể các hành vi vi phạm đến mức công chức bị buộc thôi việc được khái quát thành các hành vi sau đây:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cách chức hoặc công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương mà tái phạm (quy định mới);
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp công chức bị khiển trách (quy định mới);
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công… vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… (quy định mới);
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (trước đây là sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị);
- Nghiện ma túy có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (trước đây quy định là nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền)…
Đối với viên chức
Hình thức buộc thôi việc áp dụng với viên chức có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị kỷ luật bằng hình thức cách chức (với viên chức quản lý) hoặc cảnh cáo (viên chức không giữ chức vụ quản lý) mà tái phạm (bổ sung mới);
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (trước đây tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP đang quy định sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập);
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (trước đây đang quy định nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu thuộc một trong các trường hợp: Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; kỷ luật lao động; lợi dung chức vụ vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, khiếu nại, tố cáo... (quy định mới);
- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng (quy định mới)...
Xem câu trả lời
05/11/2020
315 views

Khoán việc là một hình thức khá phổ biến đôi khi ranh giới pháp lý giữa khoán việc/gia công...trong quan hệ lao động nhiều khi không rõ ràng dễ gây hiểu lầm và áp dụng luật dân sự. Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp một số trường hợp về khoán việc trong quan hệ lao động, dân sự:

1. Hợp đồng khoán việc có phải là hợp đồng lao động ?

Kính chào công ty luật Minh Khuê. Tôi có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Hợp đồng từng năm đối với người đã hưu trí để làm nghiệm thu chương trình phát sóng cho đài truyền hình, hiện đã sang năm thứ 5, mà lại ghi là HĐ khoán việc:
1- Hợp đồng này có phạm luật lao động và hợp đồng này có được coi là HĐLĐ không ?
2. Người có HĐ này có được nghỉ phép năm theo luật lao động không?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Luật Minh Khuê, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

Căn cứ quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và theo thông tin bác cung cấp, chúng tôi xin đi vào trao đổi về hai vấn đề chính:

Vấn đề 1: Thắc mắc liên quan hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc có phải hợp đồng lao động? Có được pháp luật thừa nhận?

Thứ 1: Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Có 2 loại hợp đồng khoán việc:

- Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng trong đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

- Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Trong các quy định pháp luật lao động không đề cập tới loại hợp đồng khoán việc này. Về bản chất, hợp đồng khoán việc không phải hợp đồng lao động, không có các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Nói như vậy, bác có thể đối chiếu lại hợp đồng khoán việc bác đang cầm trên tay, nếu nó có chứa các nội dung cơ bản của hợp đồng theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012 thì dù tên của hợp đồng là hợp đồng khoán việc nhưng vẫn sẽ bị coi là hợp đồng lao động.

Bác có thể tham khảo mẫu hợp đồng khoán việc sau để thấy rõ sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này: Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

Hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật.

Bởi lẽ, Bộ luật lao động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Vấn đề 2: Nghỉ phép năm

Thứ nhất, nếu hợp đồng của bác mang tên hợp đồng khoán việc nhưng bản chất lại là Hợp đồng lao động:

Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

“1. NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;....”

Trong trường hợp NLĐ làm chưa đủ 12 tháng thì phải căn cứ vào Khoản 2 Điều 114 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 7 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động 2012 về thời giờ làm việc:

Vậy: Bác vẫn được nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nếu hợp đồng của bác không phải là hợp đồng lao động.

Theo quy định về nghỉ phép năm tại Điều 111 Bộ luật Lao động, đối tượng được áp dụng là "người lao động". Theo quy định tại khoản 1 Điều 3, khái niệm người lao động được định nghĩa như sau:

"1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động."

Nếu xem xét quy định trên, bác không làm việc theo hợp đồng lao động nên không giải quyết phép năm. Bác có thể bổ sung thêm điều khoản về việc nghỉ hằng năm trong hợp đồng khoán việc đã ký với nhà đài.

Xem câu trả lời
05/11/2020
37 views

Tôi có đang chuẩn bị ký kết hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà đất, nhưng tôi chưa hiểu nhiều về các thủ tục cũng như việc khi đi làm thủ tục thì cần phải đem theo giấy tờ gì và sau này phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng này thì ai trả, cần được giải đáp, cám ơn.

Tôi có đang chuẩn bị ký kết hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà đất, nhưng tôi chưa hiểu nhiều về các thủ tục cũng như việc khi đi làm thủ tục thì cần phải đem theo giấy tờ gì và sau này phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng này thì ai trả, cần được giải đáp, cám ơn.

1. Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai 2013

- Luật công chứng

- Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng giao dịch, hợp đồng được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản

2. Luật sư tư vấn

2.1 Mua bán nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất với nhau phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Xem câu trả lời
10/07/2020
49 views

Tranh chấp giữa các thành viên công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đối với trường hợp bạn hỏi thuộc trường hợp khoản 3 điều  30 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định Tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại.

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, khi nộp đơn kèm theo hợp đồng góp vốn và những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Xem câu trả lời
10/07/2020
36 views

Câu trả lời mang tính tham khảo:
Tại Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định về chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ Luật Lao động  trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa…
Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần ưu đãi mua thêm để có tiền khắc phục cơn bão số 12 (không phải do công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu) thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp công ty cổ phần là công ty đại chúng, không có đủ điều kiện theo quy định để mua lại cổ phần trong vốn điều lệ của công ty do cổ đông bán lại cho công ty theo quy định của pháp luật về chứng khoán đề nghị công ty cổ phần báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước để được hướng dẫn xử lý./.

Xem câu trả lời